Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012


TRUNG ĐOÀN 42 PHÁO BINH MIỀN ĐÔNG NAM BỘ

HÌNH THÀNH, XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU VÀ TRƯỞNG THÀNH

(Bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Đức Bảo, trưởng Ban Liên lạc Cựu chiến binh Trung đoàn 42 pháo binh miền Đông Nam bộ, trong ngày gặp mặt kỷ niêm 40 năm truyền thống Trung đoàn 21-7-1971 < > 21-7-2011)




Kính thưa các vị khách mời
Kính thưa các đồng chí nguyên là lãnh đạo, chỉ huy Trung đoàn 42 các thời kỳ.
Thưa các thân nhân của các đồng đội đã đi xa
Thưa toàn thể các đồng chí cựu chiến binh Trung đoàn 42 Pháo binh miền đông Nam bộ cùng thân nhân có mặt tại Hội trường hôm nay.
Thay mặt Ban liên lạc, tôi xin báo cáo tóm tắt quá trình hình thành, xây dựng và phát triển Trung đoàn 42 Pháo binh miền Đong Nam bộ như sau:
Sau thắng lợi có ý nghĩa chiến lược quan trọng Đường 9 - Nam Lào và Đông bắc Cam Pu Chia, Tháng 6 – 1971, Bộ Chính trị TƯ Đảng đã ra chỉ ra phương hướng, nhiệm vụ quân sự là: “Nỗ lực vượt bậc, tranh thủ thuận lợi, đẩy mạnh hoạt động quân sự, mở nhiều chiến dịch lớn trong mùa Đông 1971 và cả năm 1972 ... Sử dụng khối chủ lực hiện có và sẽ tăng cường thêm, mở ra nhiều chiến dịch tiến công và phản công đánh tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân chủ lực Ngụy quyền miền Nam. Diệt gọn một số chiến đoàn, trung đoàn; đánh quỵ cấp sư đoàn, đẩy quân Ngụy đến chỗ sụp đổ nặng nề và tan rã ..”
Tại Hội nghị tổng kết chiến thắng Đường 9 – Nam Lào, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã chỉ thị cho các Tư lệnh chiến trường:” Mở đường, mở đường, hãy mở đường cho xe kéo pháo cơ động ra quân đánh lớn, thắng lớn hơn nữa”
Tại chiến trường miền Đông Nam bộ, sau chiến thắng SeNul đường 13, ngày 30-5-1971, Đoàn Pháo binh 75 (pháo binh chủ lực của Miền) đã thu được 12 khẩu pháo (105 và 155 ly) và tiểu đoàn 4 F64, đơn vị pháo cơ giới đầu tiên của Miền được thành lập.
Ngày 21-7-1971, tại một địa điểm bên bờ sông TÊ giáp gianh của Tây Ninh (VN) và STong cheng (Campuchia), với nghi lễ đơn giản nhưng rất uy nghi: Trung đoàn 42 Pháo binh cơ giới được thành lập dưới sự chỉ huy của đồng chí Chính ủy Lương Văn Chi và Trung đoàn trưởng Nguyễn Văn Trâm. Buổi đầu thành lập lực lượng nòng cốt của Trung đoàn là D4 F64 có bổ xung nhiều đại bác 105 và 155 ly thu được sau các chiến thắng Chen La II, Senul đường 13. Dần dần được chi viện từ miền Bắc vào thêm các đơn vị canong 85, lựu 122, Cối xe kéo 160, A72, B72, canong 130 và lực lựng phòng không ca xạ 37 và 57 ly...
Trung đoàn khẩn trương vừa chiến đấu vừa huấn luyện, xây dựng lực lượng. Đến đàu năm 1972 các đơn vị hỏa lực đã phát triển gồm:
-     Tiểu đoàn 4 (pháo 105 và 155 ly – pháo chiến lợi phẩm)
-     Tiểu đoàn 34 (canong 85ly – miền Bác chi viện)
-     Tiểu đoàn 9 (lựu 122ly – miền Băc chi viện)
-     Đại đội 60 (cối cơ giới 160ly – miền Bắc chi viện)
-     Đơn vị pháo phòng không (cao xạ 37 và 57 ly)
(sau này còn được tăng cường Tiểu đoàn 12 canong 122ly D74)
Thế là chỉ sau chưa đầy nửa năm thành lập Trung đoàn 42 pháo binh đã phát triển thành một trung đoàn mạnh về hỏa lực, một đội ngũ cán bộ chiến sĩ, các phòng ban chức năng được đào tạo chính qui, vững vàng trình độ chuyên môn, tác chiến.
Là hỏa lức mạnh của chủ lực miền, Trung đoàn 42 pháo binh đã góp công lớn vào các chiến thắng Lộc Ninh, Dầu Tiếng, Chơn Thành, An Lộc, Phước Long, Tây Ninh, Mộc Hóa ... của quân và dân chiến trường miền Đông Nam bộ.
Vùng giải phóng ngày càng được mở rộng, lực lượng Trung đoàn lớn mạnh và phát triển không ngừng; phối thuộc với các đơn vị bạn nằm trong đội hình của Binh chủng hợp thành, chúng ta phát huy được lòng dũng cảm, ý chí kiên cường, chiến đấu oanh liệt và đã mang về nhiều chiến công lẫy lừng.
Năm 1974, do cục diện chiến trường có nhiều thay đổi thuận lợi, Trung đoàn 42 cũng được điều chỉnh phù hợp: chuyển một số đại đội, tiểu đoàn cho các sư đoàn chủ lực khác làm lực lượng pháo binh nòng cốt, lực lượng còn lại của Trung đoàn được diều về chiến đấu trong đội hình Sư đoàn 9, quân đoàn 4. Các tiểu đoàn hỏa lực của Trung đoàn lúc này gồm:
-    Tiểu đoàn 4: lựu 105 và canong 85
-    Tiểu đoàn 20: Cao xạ 37 ly
-    Tiểu đoàn 22: Cối 120ly
-    Tiểu đoàn 24: 12ly7
Từ đây đến 1989 Trung đoàn 42 nằm trong đội hình của Sư đoàn 9 – Quân đoàn 4.
Tóm tắt thành tích chính của Trung đoàn các thời kỳ:
-    Chiến dịch mở màn 31-3-1972 với nhiệm vụ tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, mở rộng vùng giải phóng ở các tỉnh Bình Long, Phước Long, Tây Ninh, Bình Dương. Trung đoàn 42 là cụm pháo chiến dịch cho Sư đoàn 5 tiến công các cứ điểm Lộc Ninh và chi viện cho Sư đoàn 7 chặn địch trên đường 13.
-    ngày 5-4-1972 trên hướng chủ yếu ta triển khai tấn công cụm cứ điểm Lộc Ninh. Hàng ngàn quả đạn pháo của ta đã trúng mục tiêu, phá hủy các trung tâm thông tin, kho tang, các cụm hỏa lực chính của địch. Tạo điều kiện cho xe tăng và bộ binh tiến công tiêu diệt địch.
Sáng 7-4-1972, quân ta giải phóng Lộc Ninh. Địch ở cứ điểm cầu Cần Lê phải rút chạy về ngã ba Đông Tâm. Đại đội 3 của Tiểu đoàn 4 chỉ với 3 khẩu 105ly và 63 viên đạn bắn vào đội hình địch làm chúng phải bỏ xe pháo chay tháo thân. Quân ta đã thu được 6 khẩu 105ly, 2 khẩu 155 ly, 2 cối 81, 3.500 quả đạn pháo các loại cùng nhiều xe cộ và các phương tiện kỹ thuật khác.
Kết thúc trận Lộc Ninh Trung đoàn đã góp phần cùng các đơn vị khác tiêu diệt 3000 tên địch, bắt sống 2.000 tên, thu 2.000 súng các loại (trong đó có 16 khẩu 105 và 155 ly) phá hủy 200 xa quân sự và nhiều phương tiện chiến tranh; 30 van dân được giải phóng.
Cùng xe tăng và lực lượng bộ binh, trung đoàn 42 tiếp tục tiến công An Lộc.
Từ 11 đến 18 tháng 4-1972 dùng hỏa lực manh để ngăn chăn không cho địch củng cố trận địa ở Sóc Gòn, Phú Hòa, Cao điểm 169, núi Gió v.v..
Ngày 19-4-1972, Cấp tạp chi viện cho Sư 5 tiêu diệt 1 Lữ đoàn dù của địch ở Núi Gió. Tiêu diệt gọn tiểu đoàn 6, BCH lữ đoàn dù 1; bẻ gẫy các đợt tiến công của địch lên Núi Gió.
Ngày 11-5-1972 chi viện cho Sư 9, Trung đoàn 201 của Sư 5 tiến công đợt 3 căn cứ An Lộc.
Hoàn thành nhiệm vụ chi viện cho Sư 7 chốt chăn đường 13 ở Tàu Ô. Cắt đứt liên hệ của địch từ Chơn Thành về An Lộc.
Ngày 9-7-1972, Đại đội pháo 122 ly của tiểu đoàn 9 bắn tan 2 trực thăng HU-1A cung toàn bộ địch trên máy bay.
Từ tháng 7/1972 Trung đoàn chuyển hướng về Chơn Thanh, Bến Cát, Thủ Dầu Một, Long An, Phước Long để chi viện cho các đơn vị đánh phá chương trình bình định của địch và mở rộng vùng giải phóng, đưa chủ lực áp sát Sài Gòn.
Sau chiến dịch Nguyễn Huệ, Trung đoàn được nhận danh hiệu: Trung đoàn đánh giỏi” và được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba.
Năm 1973 Trung đoàn được tăng cường lực lượng Pháo 130ly và cao xạ 37 ly để thành lập Tiểu đoàn 4B và rất nhiều pháo 105 và 155 ly thu được của địch. Thời gian này Trung đoàn chủ yếu chi viên cho Sư 9 đánh địch trên đường 13, đường 14, khu Bến Cát – Rạch bắp. Chi viện cho Sư 7 chốt chặn ở Tàu Ô – Xóm Ruộng. Chi viện cho Sư 5 đánh địch trên tuyến quốc lộ 22, Tây Ninh, Thiện Ngôn, Xa Mát
Đặc biệt trong đợt đánh địch Bến Cát - Ri nét, Trung đội 2, Đại đội pháo 85 của Tiểu đoàn 34 đã dùng pháo 85 để bắn thẳng diệt 11 xe tăng và xe bọc thép của địch. Đập tan cấc cuộc phản công của địch trên đường 7 ngang Bến Cát - Rạch Bắp.
Trên mặt trận Bù Bông, Kiến Đức, Pháo canong 85 đã tiến công các mục tiêu ở ngã ba Ghe, cao điểm 772, giải phóng Bắc Doãn Văn.
Mạt trân Phước Long ta chi viện dánh Vĩnh Thiện, Bù Đăng, Đồng Xoài, Sân bay Phước Bình.
Đến 6-1-1975 giải phóng hoàn toàn tỉnh Phước Long.
Mở màn chiến dịch mùa xuân 1975, ngày 11-3-75 phối hợp với Sư 9 giải phóng chi khu Dầu Tiếng.
Ngày 21-3-75 chi viện cho trung đoàn 2, Sư 341 giải phóng Chơn Thành.
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Trung đoàn 42 nằm trong đội hình đoàn 232 vượt sông Vàm Cỏ Đông, đánh chi khu Hậu Nghĩa tiến công giải phóng Sài Gòn hướng Tây nam.
Sáng 30-4-1975 cùng Trung đoàn 1 Sư 9 đánh chiếm biệt khu Thủ Đô, tiếp quản Trường đua Phú Thọ, xã Vĩnh Lộc A, Trường Nữ quân nhân, Quân trường Quang Trung, đài Phát thanh Quán Tre và huyện Hóc Môn...
BẢO VỆ BIÊN GIỚI TÂY NAM
Từ tháng 7 năm 1977 Trung đoàn tham gia đánh Pol pôt trên tuyến biên giới các huyện Tân Biên, Châu Thành, Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.
LÀM NHIỆM VỤ QUỐC TẾ Ở CAM-PU-CHIA
Ngày 27-1-1979 Trung đoàn chi viện cho bộ binh đánh giải phóng tỉnh Soài Riêng, theo quốc lộ 1 vượt sông Mê Công giải phóng Phnôm Pênh. Cùng Trung đoàn 1 Sư 9 truy quét địch trên tuyến đường sắt Phnom Pênh - Bát Đam Bong. Chi viện vũ khí lương thực cho Sư 339, chuyển hướng qua đường 6 tỉnh Cong Pong Thom, Xiêm Diệp, Bát Đam ban, Đô Miên Chay.
Ngày 7-4-1985 chi viện cho bộ binh giải phóng đại bản doanh của Pol Pốt ở Nong Chẹn và Nong Xa Met.
Đến tháng 9 năm 1989 kết thúc 18 năm chiến đấu và xây dựng. Trung đoàn 42 Pháo binh lớn mạnh không ngừng và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Trong quá trình ấy đã xuất hiện nhiều gương chiến đấu kiên cường dũng cảm, bám pháo, bám trạn địa đánh địch, Nhiều gương hy sinh anh dũng, góp phần làm nên chiến thắng của đơn vị. Nhiều cán bộ chiến sĩ của Trung đoan được cấp bằng khen, giấy khen. Một đại đội và hai tiểu đoàn được tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang” là Đại đội 1(tiểu đoàn 24, 12ly7),  Tiểu đoàn 4 (pháo 105 ly) và Tiểu đoàn 34 (pháo canon 85). Trung đoàn 42 pháo binh cũng đang xem xét thành tích đẻ tuyên dương Anh hùng.
Thưa các đồng chí
Trung đoàn 42 pháo binh của chúng ta là một đơn vị hỏa lực mạnh của chiến trường miền Đông Nam bộ. Chúng ta đã lập được nhiều chiến công hiển hách đáng ghi vào trang sử hào hùng của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Nhớ lại một thời được đứng trong đội ngũ chiến đấu của Trung đoàn, chúng ta có quyền tự hào bởi đã góp xương máu, công sức vào thành tích vĩ đại của đơn vị.
Dù hôm nay phiên hiệu “Trung đoàn 42 pháo binh” do yêu cầu phát triển của lịch sử, không còn nữa. Nhưng kỷ niệm về cuộc chiến đấu của Trung đoàn vẫn sâu đậm, tình cảm gắn bó của những người chung chiến hào ngày ấy vẫn thân thiết đằm thắm trong mỗi chúng ta.
Bây giờ, dù mỗi người chúng ta mỗi hoàn cảnh giàu nghèo, sướng khổ khác nhau, nhưng luôn có một điểm chung đó là niềm tự hào đã từng là thành viên của một Trung đoàn pháo binh “chân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng” và sâu đậm trong tim là tình bạn chiến đấu gắn bó một thời.
Hôm nay hội ngộ nơi này, kỷ niệm 40 năm ngày truyền thống của đơn vị,  cùng nhau ôn lại truyền thống vẻ vang của Trung đoàn, cùng nhau chia sẻ buồn vui về những kỷ niệm chiến đấu năm xưa, tri ân, tưởng nhớ đến các đồng chí đã anh dũng hy sinh để tô đạm thêm thành tích đơn vị.
Thay mặt Ban Liên Lạc điểm qua một đôi nét lịch sử Trung đoàn, kính chúc các đồng chị cùng người thân vui khỏe và hạnh phúc!
Xin cám ơn tất cả về cuộc gặp mặt này!
Nguyễn Đức Bảo
ĐT: 0982 303 118
Trưởng BAN LIÊN LẠC cựu binh E42 Pháo binh Miền Đông Nam bộ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét